luat-cong-bang-tai-chinh

Luật công bằng tài chính là đạo luật do cựu chủ tịch UEFA Michel Platini khởi xướng và chính thức được áp dụng kể từ mùa giải 2010/11. Cho đến nay, đã hơn một thập kỷ trôi qua, luật công bằng tài chính vẫn là một trong những quy định gây nhiều tranh cãi nhất trong thế giới bóng đá. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đạo luật đặc biệt này, bài viết dưới đây là những gì bạn cần.

Giới thiệu về luật công bằng tài chính

Luật công bằng tài chính (Financial Fair-play, viết tắt là FFP) là một nguyên tắc được UEFA áp dụng nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính cho các câu lạc bộ bóng đá châu Âu và tránh rủi ro về nợ nần.

Cột mốc quan trọng đầu tiên của điều luật này diễn ra vào năm 2011, khi UEFA giới thiệu đến giới túc cầu quy định mới về công bằng tài chính. Mùa bóng 2014/2015 đã là mùa đầu tiên mà UEFA áp dụng FFP để kiểm soát nguồn kinh phí chuyển nhượng của các CLB chi tiêu quá mức.

Luật công bằng tài chính có một điểm quan trọng, đó là các CLB chuyên nghiệp không được chi tiêu vượt quá số tiền thu nhập (doanh thu) mà họ kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. UEFA sẽ dựa vào sổ sách tài chính mà các CLB cung cấp để xác minh xem liệu CLB đó có vi phạm quy định FFP hay không.

gioi-thieu-ve-luat-cong-bang-tai-chinh
Giới thiệu về luật công bằng tài chính

Theo đó, các đội bóng sẽ không còn dễ dàng được “bơm tiền” từ những ông chủ giàu có (như cái cách Abramovich đã từng làm với Chelsea trước đây) mà họ chỉ được phép chi tiêu dựa trên lợi nhuận kiếm được và chịu thua lỗ tối đa 30 triệu euro trong vòng 3 năm.

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, UEFA có nhiều biện pháp trừng phạt đội bóng không tuân thủ FFP như cảnh cáo, phạt tiền, trừ điểm, giữ lại phần tiền thưởng khi các đội tham gia các giải đấu do UEFA tổ chức, loại trừ khỏi giải đấu của UEFA, và không cho phép đăng ký cầu thủ mới…

Tuy nhiên, trên nguyên tắc, quy định FFP vẫn chưa hoàn hảo. Vì vậy, UEFA đã thành lập một bộ phận được gọi là Ban kiểm soát tài chính các CLB, có nhiệm vụ xem xét từng trường hợp cụ thể của các đội bóng (trong số đội được tham dự Champions League và Europa League hàng năm) để quyết định đội nào được phép tham gia giải đấu, đội nào được phép tham gia nhưng phải chịu phạt, và đội nào sẽ bị kiểm soát nguồn kinh phí chuyển nhượng.

Những điều chỉnh mới trong luật công bằng tài chính

Vào ngày 7/4/2022, Ủy ban điều hành của UEFA đã tổ chức một cuộc họp tại Nyon (Thụy Sỹ) để thảo luận về việc điều chỉnh và thay đổi luật công bằng tài chính. Theo tìm hiểu của Xôi Lạc TV trực tiếp, luật cũ sẽ được thay thế bằng một bộ luật mới có tên gọi là “Tài chính bền vững”.

Bộ luật này quy định rõ ràng về các chi phí liên quan đến hoạt động của các CLB, bao gồm lương bổng, chi phí chuyển nhượng và tiền hoa hồng cho đại diện cầu thủ. Theo luật mới, các chi phí này không được vượt quá 70% tổng doanh thu của mùa giải. Thêm vào đó, ngân sách của các CLB sẽ được kiểm tra từng mùa giải, thay vì sau mỗi 3 mùa giải như trước đây.

nhung-dieu-chinh-moi-luat-cong-bang-tai-chinh
Những điều chỉnh mới trong luật công bằng tài chính

Các câu lạc bộ sẽ có 3 năm để thích ứng với những quy định mới. Những trường hợp cố ý vi phạm sẽ bị xuống hạng trong các giải đấu hàng đầu lục địa già, theo cấp độ cao nhất từ Champions League, sau đó là Europa League và cuối cùng là Europa Conference League. Đối với Europa Conference League, các câu lạc bộ vi phạm luật công bằng tài chính sẽ bị loại khỏi giải đấu và không được phép thi đấu ở cấp độ châu lục.

Theo luật mới, các CLB được phép ghi nhận thua lỗ tối đa 60 triệu euro trong 3 mùa giải, gấp đôi so với quy định trước đây. Ngoài ra, những câu lạc bộ được đánh giá là có “sức khỏe tài chính tốt” sẽ được phép thua lỗ thêm 10 triệu euro. Án phạt dành cho những đội bóng vi phạm Luật công bằng tài chính mới là phạt tiền và áp dụng các hình thức trừ điểm, cùng hạn chế chi tiêu.

Theo tờ báo nổi tiếng Marca của Tây Ban Nha, quyết định này của UEFA đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 40 câu lạc bộ. Một số câu lạc bộ mong muốn được chi tiêu tới 90% tổng doanh thu trong 3 mùa giải sắp tới, trong khi nhiều câu lạc bộ ở Ngoại hạng Anh đề nghị mức hạn chế chi tiêu là 85% thay vì 70% như quy định mới.

Luật công bằng tài chính (FFP) công bằng hay không?

Cú ăn 3 vĩ đại của Man City trong mùa giải 2022/23 chỉ như một tia sáng yếu ớt bị bao phủ bởi làn sương mù. Thay vì được tôn vinh và nhắc đến với những màn trình diễn đỉnh cao, ba chức vô địch danh giá của thầy trò Pep Guardiola tại lại bị đặt nghi ngờ rất lớn về tính hợp pháp của nó.

Bởi vào tháng 3/2023, cả thế giới rúng động trước tin tức về việc Man City đã bị cáo buộc vi phạm quy định công bằng tài chính đến 115 lần từ năm 2009 đến 2018. Điều này khiến cho FFP, chính sách được UEFA định ra để đảm bảo sự công bằng, gặp phải sự hoài nghi rất lớn.

Trong trường hợp Man City vô tội, đó là minh chứng sống cho thấy luật công bằng tài chính FFP hoàn toàn “vô dụng”. Mọi người đều biết để từ một đội bóng tầm trung tại Anh quốc vươn mình trở thành thế lực thống trị xứ sở sương mù và trên cả bình diện châu Âu, ông chủ Sheikh Mansour của The Citizens đã phải “bơm tiền” khủng khiếp như thế nào để giúp đội bóng xây dựng một đội hình mạnh mẽ như hiện tại.

Ngay cả các cầu thủ dự bị của đội chủ sân Etihad còn đáng giá hàng trăm triệu bảng. Vậy nếu Man City vô tội, liệu ai còn có thể tin vào FFP.

luat-cong-bang-tai-chinh-co-cong-bang-hay-khong
Luật công bằng tài chính (FFP) công bằng hay không?

Tuy nhiên, nếu Man City bị kết án, không có gì đáng để ăn mừng. Bởi FFP trong trường hợp này giống như công cụ giúp các CLB lớn ở châu Âu ngăn chặn sự cạnh tranh từ các đội bóng được sở hữu bởi những ông chủ giàu có như PSG, Man City, Newcastle,…

Điển hình là Champions League trong những năm qua không chào đón những nhà vô địch mới. Những CLB lên ngôi luôn là những cái tên quen thuộc như Real Madrid (5 lần), Bayern Munich (2 lần), Barcelona, Chelsea, và Liverpool (1 lần).

Hãy nhớ lại 7 năm trước, Leicester đã gây bất ngờ khi trở thành nhà vô địch Premier League. Nhưng hiện tại, Bầy cáo đã phải rơi xuống giải hạng nhất. Chủ tịch người Thái Lan có tham vọng và có tiền. Nhưng vì quy định công bằng tài chính, họ bị hạn chế trong việc tăng cường đội hình và các ngôi sao cũng lần lượt rời bỏ “The Foxes”.

Hy vọng qua bài viết này, Xoilac TV đã giúp quý độc giả có được kiến thức bổ ích và những thông tin liên quan về luật công bằng tài chính. Hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo.