Serotonin là gì? Tác dụng của hormone serotonin

Serotonin là gì
Serotonin có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, trí nhớ… Nếu thiếu hụt serotonin, bạn có nguy cơ cao mắc trầm cảm, rối loạn thần kinh. Vậy serotonin là gì? Làm thế nào để bổ sung serotonin cho cơ thể? Cùng gioiaseghers.com giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Hormone serotonin là gì

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc
Serotonin là một loại hóa chất giúp chuyển tín hiệu từ vùng não này đến vùng não khác, đóng vai trò là chất dẫn truyền. Hormone này được tiết ra khi con người nhận được sự công nhận, lời khen, là khởi nguồn của cảm giác hạnh phúc. Xét về chức năng tâm lý, serotonin chính là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách, điều khiển hành vi, cảm xúc của mỗi cá nhân.
Hormone serotonin được tìm thấy chủ yếu ở đường tiêu hóa với khoảng 80% do tế bào enterochromaffin tiết ra để điều chỉnh nhu động ruột và 20% do tế bào thần kinh trung ương vùng dưới đồi, tiểu não tiết ra. Nồng độ serotonin bình thường trong cơ thể là 101 – 283 ng/mL.

II. Vai trò của serotonin đối với sức khỏe

Như đã chia sẻ, serotonin là chất dẫn truyền thần kinh tham gia nhiều quá trình của cơ thể, từ điều chỉnh cảm xúc cho đến thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Do đó, ngoài thông tin serotonin là gì, việc biết được vai trò của hormone này cũng rất quan trọng với sức khỏe.

1. Mối liên hệ với cảm xúc

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến tâm trạng của con người. Cảm giác hạnh phúc, phấn khích khi nhận được lời khen của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có. Theo các nghiên cứu, tế bào thần kinh Serotonergic sẽ tăng hoạt động khi con người nhận được lời khen, dẫn đến lượng hormone serotonin tăng cao hơn so với bình thường.
Vì thế, nếu thiếu hụt serotonin bạn sẽ luôn cảm thấy lo âu, cảm xúc bị rối loạn, thậm chí là trầm cảm.

2. Giảm đau

Theo một số nghiên cứu, serotonin do tế bào mast và tiểu cầu tiết ra được chứng minh là có khả năng ức chế cơn đau. Do đó, gần gây, serotonin được đề xuất dẫn truyền thần kinh trong việc điều chỉnh các cơn đau sau phẫu thuật ở thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi.

3. Chức năng cầm máu

Serotonin có khả năng cầm máu, hình thành cục máu đông
Trong bào tương của tiểu cầu có chứa serotonin. Theo đó, khi thành mạch bị tổn thương sẽ khiến tiểu cầu kích hoạt giải phóng serotonin cũng một số hoạt chất khác phối hợp thành cục máu đông. Bên cạnh đó, serotonin còn là yếu tố gây co động mạch nhỏ, tạo điều kiện hình thành cục máu đông dễ dàng, giúp cầm máu.

4. Chữa lành vết thương

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm giữa serotonin với tác dụng chữa lành vết thương. Kết quả cho thấy sự gia tăng đáng kể hàm lượng serotonin trong máu ở người bị bỏng. serotonin làm giảm quá trinhg chết tự nhiên của tế bào, tăng khả năng sống sót của nguyên bào sợ và tế bào sừng sơ sinh.
Hơn thế, serotonin còn đẩy nhanh sự di chuyển của tế bào vùng da tổn thương, giúp thu hẹp vết trầy xước trên da.

5. Kích thích nôn, buồn nôn

Nếu bạn ăn thứ gì đó độc hại, ruột sẽ sản sinh ra serotonin nhiều hơn để tăng thời gian vận chuyển, và đưa chất độc hại, kích thích ra ngoài. Bên cạnh đó, serotonin còn kích thích não bộ dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn.

IIII. Cách tăng lượng serotonin trong cơ thể

Nồng độ serotonin liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, ăn uống, tâm trạng, tập luyện thể dục… Trong đó, yếu tố di truyền không thể tác động được, nhưng chúng ta có thể tăng nồng độ serotonin bằng một số cách sau:

1. Thức ăn

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu tryptophan để tăng cường Serotonin
Serotonin là dẫn chất của tryptophan, do đó cơ thể có thể tổng hợp serotonin từ nguồn tryptophan ngoại sinh. Tryptophan được hấp thu tốt hơn khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu carbs. Vì thế, bạn hãy bổ sung thực phẩm giàu tryptophan cùng với 25 đến 30g carbs.
Theo đó, tryptophan có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, chuối, thịt gà, sữa, lúa mạch, đậu nành….

2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp kích hoạt giải phóng tryptophan vào máu. Đồng thời, nó cũng làm giảm lượng axit amin khác, tạo ra môi trường hoàn hảo để tryptophan đến não. Bạn có thể tập những bài thể dục khác nhau như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe…

3. Ánh sáng mặt trời

Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy dường như có mối liên hệ giữa mức serotonin sản sinh với cường độ ánh sáng theo mùa. Theo đó, lượng serotonin tăng tiết vào mùa hè, mùa thu và giảm tiết vào mùa đông, mùa xuân. Với sự thay đổi có tính quy luật của thời tiết, những người mắc bệnh lý tâm thần dễ bị ảnh hưởng, mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Mỗi ngày bạn hãy dành ít nhất từ 10 đến 15 phút bên ngoài.
Nên tập thể dục ngoài trường thường xuyên, đừng quên thoa kem chống nắng nếu ở bên ngoài nắng lâu.

4. Thực phẩm chức năng

Ngoài bổ sung tryptophan bằng đường ăn uống, bạn có thể kết hợp với thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, nên bạn hãy tìm đến địa chỉ nhà thuốc uy tín để nhận được sự tư vấn từ dược sĩ.

5. Điều chỉnh cảm xúc

Hãy học cách kiềm chế, điều chỉnh cảm xúc
Thông thường, khi nghĩ về vấn đề gì đó vui vẻ có thể khiến nồng độ serotonin trong cơ thể tăng cao. Vì thế, hãy tránh cảm xúc tiêu cực, nên học cách kiềm chế cảm xúc. Mặc dù việc thay đổi cảm xúc là rất khó, nhưng nếu nghĩ tới sở thích của mình, người yêu, những dự định trong tương lai đều có thể tăng tiết hormone serotonin.

6. Massage

Liệu pháp này giúp tăng serotonin và chất dẫn thần kinh khác cũng liên quan đến tâm trạng là dopamine. Nó giúp giảm cortisol, hormone được tiết ra khi căng thẳng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai rất dễ bị trầm cảm, vì thế các anh chồng hãy dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để massage cho vợ nhé.

7. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ không chất lượng có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Đặc biệt là làm mất cân bằng hormone trong cơ thể và có thể tác động đến tâm trạng, sức khỏe thể chất của mỗi người. Vì thế, hãy dành 7 đến 9 tiếng mỗi ngày để ngủ có thể giúp khôi phục sự cân bằng hormone, nhờ đó mà tâm trạng tốt hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được serotonin là gì cũng như cách bổ sung serotonin tốt nhất cho cơ thể thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên lành mạnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi, quan tâm đến bài viết.